
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa chính thức ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ số Việt Nam, phiên bản 4.0. Bản cập nhật này sẽ là cơ sở quan trọng giúp các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh khung kiến trúc số của mình cho phù hợp với thực tiễn, hướng tới sự kết nối và liên thông hiệu quả.
Khung Kiến trúc Chính phủ số: Bức tranh tổng thể
Khung Kiến trúc Chính phủ số là một bức tranh tổng thể mô tả các thành phần và mối quan hệ trong hệ thống chính phủ số. Giống như một tấm bản đồ, khung kiến trúc giúp các bên liên quan xác định vị trí, hình dung những công việc đã thực hiện và những nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai. Từ đó, giúp đảm bảo sự kết nối, liên thông giữa các hệ thống và tránh trùng lặp.
Yêu cầu triển khai phiên bản 4.0 từ trung ương đến địa phương
Ngày 30/3, Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ KH&CN) đã đề nghị các đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng nghiên cứu và đề xuất khung kiến trúc số cấp bộ (đối với các bộ) và khung kiến trúc số cấp tỉnh (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) dựa trên phiên bản mới nhất.
Theo hướng dẫn, việc xây dựng khung kiến trúc số phiên bản 4.0 cần bám sát và nâng cấp từ phiên bản trước, bảo đảm phù hợp với cơ cấu tổ chức mới của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời thích ứng với các chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính.
Những điểm mới trong phiên bản 4.0
Bản cập nhật Khung Kiến trúc Chính phủ số Việt Nam, phiên bản 4.0 có những điểm mới quan trọng:
Cập nhật theo Luật Giao dịch điện tử 2023, đồng bộ với quy định có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Bổ sung nội dung từ Nghiệ quyết 57 của Bộ Chính trị về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Cập nhật các mô hình tham chiếu, gồm: mô hình tham chiếu nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng, công nghệ và an toàn thông tin.
Hướng đi tương lai
Việc ban hành phiên bản 4.0 nhằm mục tiêu tăng cường kếtn ối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm an toàn thông tin trong triển khai Chính phủ số. Các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng áp dụng để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số toàn diện.